Tính chung trong tuần qua, tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường tiền mật mã đã bị thổi bay 28 tỷ USD, theo dữ liệu thống kê từ CoinMarketCap.
Bitcoin cần thời gian để phục hồi
Sau ngày thứ Tư chìm sâu, các nhà đầu tư tiền mật mã đã bắt đầu điều chỉnh lại danh mục đầu tư của họ cho phù hợp, Fan Xu - chuyên gia phân tích kỹ thuật tại Daily FX cho biết.
Ông nói: “Dữ liệu giao dịch của các nhà đầu tư nhỏ lẻ cho thấy 79,9% nhà đầu tư đang giữ vị thế mua ròng, gấp 3,98 lần số lượng nhà đầu tư có vị thế bán. Tuy nhiên, số lượng nhà giao dịch giữ vị thế mua thấp hơn 7,6% so với ngày hôm trước và cũng thấp hơn 9,7% so với tuần trước, trong khi con số các nhà đầu tư giữ vị thế bán tăng 24,7% so với ngày hôm trước và tăng 30,8% so với tuần trước”.
Trong một lưu ý gửi tới khách hàng, Rob Sluymer của Fundstrat thì dự đoán rằng sự sụp đổ của Bitcoin mới đây đã đẩy thị trường tiền mật mã vào vùng quá bán (oversold), và “các chỉ báo kỹ thuật dài hạn không mấy thuận lợi”. Sluymer kết luận rằng Bitcoin sẽ có thể xuất hiện một “đà tăng trong nhiều tháng”, nhưng chỉ khi nào khắc phục được những thiệt hại “đáng kể” trong tuần này:
Một nhà giao dịch tại eWarrant Japan Securities K.K. ở Tokyo, Soichiro Tsutsumi, cho rằng việc đánh mất mốc hỗ trợ 6.000 USD giống như một “dấu hiệu nguy hiểm” đối với những người chơi trong ngành công nghiệp này, đặc biệt là những người có “mô hình kinh doanh phụ thuộc vào một nhóm khách hàng”.
Sự lao dốc của thị trường tiền mật mã gần đây cũng đã dẫn đến sự sụt giảm cổ phiếu của các công ty liên quan đến tiền mật mã, bao gồm SBI Holdings của Nhật Bản và Monex Group. Cả Monex Group, chủ sở hữu của sàn giao dịch tiền mật mã Coincheck, và SBI Holdings đều bị sụt giảm hơn 2%, rơi xuống mức thấp nhất trong hai tuần ở Tokyo.
Nvidia cũng bị ảnh hưởng bởi sự suy yếu của tiền mật mã
Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 công bố vào cuối ngày thứ Năm của Nvidia – hãng sản xuất chip và phát triển các bộ xử lý đồ họa, sụt giảm mạnh cho thấy dường như đã bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái trong thị trường tiền mật mã. Hãng này cho biết trong quý 3 phát sinh một khoản chi phí lên đến 57 triệu USD do "nhu cầu về chip và các thành phần linh kiện đồ họa cho máy tính bị ảnh hưởng trước sự sụt giảm mạnh ở nhu cầu khai thác tiền mật mã".
Cổ phiếu Nvidia hôm qua giảm đến 19%, sau khi công bố tổng doanh thu đạt 3,18 tỷ USD, trong khi dự đoán của giới phân tích là 3,24 tỷ USD. Lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu đạt 1,84 USD, trong khi dự đoán ban đầu là 1,93 USD.
Trên thực tế, Nvidia có một quý kinh doanh không quá tệ. Nhưng vấn đề chính nằm ở thị trường tiền mật mã dẫn đến nhu cầu các card đồ họa VGA cho các máy đào bị giảm mạnh. Giám đốc điều hành Jensen Huang thừa nhận rằng: “Thị trường tiền mật mã đã khiến chúng tôi bất ngờ, khiến cho một lượng lớn chip xử lý đồ họa (GPU) vẫn còn đang tồn kho”.
Thị trường VGA chính là một bong bóng vừa bị nổ. Khi thị trường tiền mã hóa tăng trưởng mạnh vào cuối năm 2017, các thợ mỏ đã mua rất nhiều VGA của Nvidia và AMD để đào tiền mã hóa. Do đó, các nhà sản xuất này đã tăng sản lượng VGA để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên sau khi cơn sốt này hạ nhiệt, Bitcoin mất gần ⅔ giá trị, thị trường tiền mật mã cũng bốc hơi hàng trăm tỷ USD, các thợ mỏ không còn mua VGA cho máy tính đào tiền nữa.
Ngoài ra, cơn sốt tiền mật mã trước đây cũng đã làm tăng giá các sản phẩm card đồ họa của Nvidia, nhưng một khi nhu cầu không còn, công ty đã không điều chỉnh giá kịp thời để thu hút số khách hàng đang chờ một sản phẩm giá rẻ hơn. Kế hoạch bổ sung tồn kho của công ty dự kiến lên tới 70 triệu đô trong quý 3 năm nay, gấp ba con số doanh thu trong 9 tháng đầu của năm nay. Gia tăng tồn kho khiến biên lợi nhuận của Nvidia giảm 1,8% trong quý ba xuống còn 60,4%.
PÔNG!!