CBI nhận định nền kinh tế lớn thứ năm thế giới sẽ tăng trưởng 1,3% năm 2018, 1,4% năm 2019 và 1,6% năm 2020, không thay đổi nhiều so với các mức dự báo được đưa ra hồi tháng Sáu, với giả định rằng Thủ tướng Theresa May sẽ có được sự ủng hộ của Quốc hội đối với kế hoạch của bà về Brexit, điều được cho là khó xảy ra tại cuộc bỏ phiếu ngày 11/12 tới.
Thủ tướng Anh Theresa May.
Nhắc lại sự ủng hộ của CBI đối với kế hoạch của bà May, Tổng giám đốc Liên đoàn Carolyn Fairbairn nói rằng kịch bản Brexit không thỏa thuận sẽ khiến dự báo trên không còn cơ sở.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã cảnh báo một kịch bản Brexit xấu nhất có thể tác động đến nền kinh tế nước này còn nghiêm trọng hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi có thể gây ra sự suy giảm tới 8% một năm.
Các nhà kinh tế của ngân hàng J.P Morgan của Mỹ ngày 5/12 nhận định khả năng Anh ở lại EU đã tăng từ 20% lên 40%, sau những thất bại của bà May tại Quốc hội và khi có khả năng Tòa án Tư pháp châu Âu sẽ ra phán quyết rằng Anh có thể đơn phương rút lại quyết định rời EU.
Trước cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, CBI đã lên tiếng nói rằng ở lại EU sẽ là điều tốt nhất cho kinh tế Anh.
Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox, người ủng hộ Brexit, phát biểu tại một ủy ban của Quốc hội ngày 5/12 nói rằng hiện có khả năng Brexit sẽ không xảy ra và Quốc hội có thể sẽ đảo ngược quyết định của người dân về Brexit.
Liên quan đến vấn đề Brexit, BoE ngày 5/12 đã xác nhận quyết định nới lỏng quy định về vốn của các ngân hàng nếu Brexit có nguy cơ gây khủng hoảng thanh khoản.
Quyết định trên cho thấy BoE sẵn sàng hỗ trợ nền kinh tế bằng việc hạ tỷ lệ đệm vốn ngược chu kỳ, một cơ chế đảm bảo rằng các ngân hàng có trong tay hàng tỷ bảng vốn thanh khoản để sử dụng trong trường hợp xảy ra một cú sốc hay có sự đe dọa đối với sự ổn định của hệ thống tài chính.
PÔNG!!