Văn hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp, không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và hành vi, thái độ của mọi thành viên thuộc doanh nghiệp. Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp phát huy khi nó giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài.
DOANH NHÂN HỒ HUỲNH DUY-CT HĐQT DGROUP HOLDINGS
Ví dụ điển hình
Những cái tên nổi tiếng thế giới như IBM, Kodak, General, Digital Electronics trong thời gian ngắn đã đánh mất vị trí số 1 của mình. Còn nhiều công ty, tập đoàn như Toyota, Nissan, Masishuta, LG lại thành công vang dội trong và ngoài nước, mạnh mẽ vượt qua bao đối thủ, làm thức tỉnh sự chủ quan của nhiều brand lớn. Bí mật ở đây đó là cuộc cách mạng văn hóa trong doanh nghiệp.
Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, còn văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. hóa doanh nghiệp. Cũng giống như teambuilding, tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp là tạo nên sức mạnh từ bên trong tập thể, bên trong mỗi cá nhân.
Thật vậy, đối với doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp từ thuở sơ khai còn nhiều khó khăn cho đến sự phát triển như ngày hôm nay của doanh nghiệp là cả một quá trình gian nan của ekip ban lãnh đạo mà không thể diễn tả hết bằng lời vì thế, trong việc đào tạo nhân sự tổng công ty Dgroup nói chung và các công ty con của doanh nghiệp, việc truyền thông, truyền tải thông điệp – duy trì mối quan hệ đúng luôn được ông Hồ Huỳnh Duy và Ban Lãnh đạo coi trọng ưu tiên hàng đầu.
Hàng tháng , hàng quý luôn có những chương trình đào tạo cho nhân sự cốt lõi về hệ thống nền tảng văn hóa , ứng xử cho ekip nhân sự nội bộ.
“Tất cả mối quan hệ đều cần thời gian nuôi dưỡng, mà đó không phải thời gian tự nuôi dưỡng, mà bạn cần chủ động nuôi dưỡng mối quan hệ đó. Điều gì làm bạn sung sướng – hãy làm điều đó với người bạn muốn gắn kết.” – CT Hồ Huỳnh Duy chia sẻ.
Môi trường văn hoá của doanh nghiệp còn có ý nghĩa tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ.
Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp. Do đó nó xây dựng một nề nếp văn hoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động, tạo ra khả năng phát triển bền vững, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái, nề nếp, tập tục) của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp di truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức, giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó,văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức.
Chính vì vậy có thể nói rằng văn hoá như một chất keo kết dính các thành viên trong tổ chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và làm gì, văn hoá tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong tổ chức. Như một nhà nghiên cứu về văn hoá tổ chức có nói rằng “văn hoá xác định luật chơi”.
BTV T.PHUONG